Việc phát hiện ra những dấu hiệu bị cận thị nhẹ rất quan trọng. Dù đang ở mức độ cận thị chưa quá nghiêm trọng nhưng nếu phát hiện sớm, kịp thời điều chỉnh thói quen, có phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp thị lực của người bệnh tốt nên rất nhiều. Hãy cùng Kính mắt Anna tìm hiểu những dấu hiệu bị cận thị nhẹ bạn cần biết và điều trị sớm ngay sau đây nhé!
5 dấu hiệu bị cận nhẹ mà bạn cần phải biết
Cận thị nhẹ là mức độ cận thị thấp nhất, có độ cận trong khoảng 0.25 - 3 độ. Người cận thị nhẹ thường chưa có triệu chứng quá rõ rệt và thường bị nhầm là cận thị giả. Để xác định chính xác là bạn có bị cận hay không và đang ở độ cận nào thì bạn cần đi kiểm tra tại các cơ sở chuyên khoa mắt. Tuy nhiên khi có các dấu hiệu sau đây thì rất có thể bạn đang bị cận thị ở mức độ nhẹ:
[caption id="attachment_10090" align="aligncenter" width="600"] Khi đọc sách cần dùng tay dò chữ là dấu hiệu của cận thị nhẹ[/caption]
- Khi đọc sách dần dùng tay hoặc bút để dò chữ, mắt dễ bị lạc ra xa vị trí cần đọc. Đây là một dấu hiệu nhận biết bị cận ở mức độ nhẹ mà nếu bạn để ý thì có thể dễ nhận ra. Đặc biệt các phụ huynh nên chú ý đến dấu hiệu này ở trẻ.
- Dấu hiệu mắt cận thị phổ biến và dễ dàng nhận ra nhất là việc mắt của bạn khó khăn khi nhìn xa hơn, khi nhìn ra xa mắt bạn chỉ thấy mờ mờ nhưng nhìn vào gần thì hình ảnh trở lên rõ dần.
- Ở trong môi trường có ánh sáng kém hoặc vào ban đêm bạn sẽ cảm thấy thị lực bị giảm rõ rệt. Tuy nhiên với dấu hiệu này thì thường không quá rõ ràng và dễ bị cho là do môi trường và mọi người chủ quan, không để ý.
- Bạn cảm thấy mắt đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mạnh, thường xuyên chảy nước mắt, dụi mắt nhiều hơn. Những vấn đề này xảy ra liên tục và thường xuyên nhất là sau khi mắt phải hoạt động nhiều như đọc sách, xem TV, máy tính, điện thoại,... Thì đây rất có thể là dấu hiệu của cận thị.
- Nếu bạn gặp tình trạng nhức mỏi mắt, đau đầu khi học tập, làm việc, hoạt động thể thao, lái xe và kể cả sau khi đã nghỉ ngơi mà vẫn không thấy đỡ thì đây rất có thể là dấu hiệu cận thị nhẹ.
[caption id="attachment_10091" align="aligncenter" width="682"] Nếu bạn thường xuyên mỏi mắt, đau đầu thì rất có thể bạn đã bị cận thị[/caption]
Đối với người lớn thì có thể dễ dàng tự cảm nhận và phát hiện ra, nhưng đối với trẻ em thì ba mẹ nên để ý tới những dấu hiệu nhỏ nhặt của bé như khi bé không thích các hoạt động cần sự tập trung của mắt, dụi mắt thường xuyên, kết quả học tập giảm sút, hay nhìn vật ở xa, chảy nước mắt, đau đầu, bé kêu mỏi mắt hoặc đau đầu.
Xem ngay: Cận 0.5 độ có nên đeo kính?
Cách điều trị khi bị cận nhẹ
Đúng như tên gọi, cận thị nhẹ là giai đoạn mới cận. Khi này, mắt mới bị tổn thương và chưa quá nghiêm trọng, nếu có biện pháp điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp mắt khắc phục được rất nhiều so với khi mắt đã bị cận nặng.
Mổ cận
Đối với những người bị cận thị nhẹ thì có thể mổ cận nếu có độ cận từ 0.75 độ trở nên. Nhưng với những người dưới 0.75 độ thì chưa đủ điều kiện mổ cận thì cần điều trị bằng những phương pháp khác.
Dùng kính cận
Đây là cách điều trị cận thị nhẹ khá phổ biến và ít tốn kém. Đối với những người cận dưới 1 độ thì chỉ nên đeo kính khi cần nhìn xa hoặc khi cần thiết, không nên đeo kính liên tục, lạm dụng việc sử dụng kính.
Còn đối với người cận trên 1 độ thì nên đeo kính thường xuyên để đảm bảo các hoạt động hàng ngày và tránh tình trạng bị tăng độ cận.
[caption id="attachment_10092" align="aligncenter" width="2048"] Đeo kính cận là phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất[/caption]
Xem ngay: Top 16+ bài tập cho mắt khỏe mạnh, giảm cận, tăng thị lực hiệu quả
Những cách hỗ trợ điều trị cận nhẹ khác
Để điều trị cận nhẹ cần có sự hỗ trợ và phối hợp của nhiều hoạt động, nhiều yếu tố.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc bổ: Hiện nay xuất hiện nhiều loại thuốc chữa và hỗ trợ điều trị cận thị. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các quầy thuốc, hiệu thuốc gần nhà.
- Massage mắt, luyện tập mắt nhìn xa: Đây là cách bạn có thực hiện hàng ngày để cải thiện sức khoẻ của mắt, giúp mắt linh hoạt hơn. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 15 - 30 mỗi ngày để luyện tập sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.
- Bổ sung các chất tốt cho mắt: Hãy bổ sung cho mắt những chất như Vitamin A, E, C, Vitamin nhóm B, dầu cá Omega 3, 6, Kẽm, Crom, Lutein, Zeaxanthin,... qua thực đơn hàng ngày để mắt khỏe mạnh hơn.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Bạn cần nhận biết và bỏ những thói quen gây hại cho mắt như nằm xem TV, điện thoại, tư thế học tập và làm việc quá sát,... Thay thế những thói quen đó bằng những thói quen tốt và có lợi cho mắt
- Châm cứu, bấm huyệt: Đây là phương pháp giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị và giúp hạn chế tăng độ cận.
Xem ngay: Gợi ý 7 bài tập yoga cho mắt giúp đôi mắt sáng khỏe, cải thiện tầm nhìn
4 lưu ý khi bị cận nhẹ để bảo vệ mắt
Khi bị cận thị nhẹ bạn cần lưu ý một số điều sau để bảo vệ và chăm sóc mắt tốt hơn:
- Đảm bảo ánh sáng học tập và làm việc không quá sáng, không quá tối.
- Điều chỉnh tư thế học tập và làm việc đúng khoa học. Khoảng cách từ mắt đến sách hoặc màn hình từ 30-40 cm
[caption id="attachment_10093" align="aligncenter" width="1880"] Thay đổi tư thế học tập và làm việc để bảo vệ mắt[/caption]
- Cho mắt có thời gian nghỉ ngơi khoảng 2 - 3 phút sau mỗi 40 - 50 phút làm việc liên tục.
- Tạo thói quen đi kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về mắt khác.
Trên đây, Kính mắt Anna đã cùng bạn tìm hiểu những dấu hiệu bị cận nhẹ bạn cần biết và điều trị sớm. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn, Nếu bạn còn thắc mắc gì hoặc cần tư vấn nhiều hơn thì đừng quên liên hệ qua hotline 1900 0359 để được Kính mắt Anna hỗ trợ nhiệt tình nhé!
Xem ngay: Top 8 thuốc nhỏ mắt tốt cho mắt cận bạn cần biết