fbpx

Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt “chuẩn” nhất bạn cần biết

Khi đi khám mắt hoặc cắt kính cận, sau quá trình đo bằng máy, các bác sĩ hoặc kĩ thuật viên thường sẽ đưa chọn bạn một mẩu giấy nhỏ. Trên mẩu giấy sẽ có các thông tin về độ cận, độ loạn. Tuy nhiên bạn sẽ không thể hiểu hết các thông tin này nếu bạn không phải người có chuyên môn hoặc không tìm hiểu trước. 

Kính mắt Anna xin cung cấp một vài thông tin về cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt để bạn hiểu rõ hơn các thông tin khi đi khám mắt. Hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Các thông tin thường được ghi trên phiếu khám mắt

Khi có cảm giác tầm nhìn kém và phải đi đo mắt, nhiều người không biết cách đọc phiếu đo mắt và thường thắc mắc như: Độ trục mắt là gì? S.E trong đo mắt là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay bên dưới.

Các thông tin thường được ghi trên phiếu khám mắt

Trên phiếu khám mắt thường có các thông tin gì?

Kết quả đo khúc xạ mắt sẽ có thông số của cả 2 bên mắt là mắt phải và mắt trái. Vì vậy bạn cần nắm được một vài kí hiệu và chữ viết tắt để không bị nhầm lẫn.

  • Nếu bạn là người cận thị: Trên phiếu đo mắt sẽ ký hiệu bằng dấu “-”. Khi có ký hiệu này, đồng nghĩa với việc kính bạn dùng sẽ là kính cầu lồi.
  • Nếu bạn là người viễn thị: Trên phiếu đo mắt sẽ ký hiệu bằng dấu “+”. Khi có ký hiệu này, đồng nghĩa với việc kính bạn dùng sẽ là kính cầu lõm.

Ở người mắc cận thị và viễn thị, trên mẩu giấy sẽ có kí hiệu SD. Ở người mắc loạn thị, mẩu giấy sẽ có kí hiệu DC.

Thông thường, trên giấy ghi kết quả đo mắt, thông số mắt bên phải sẽ được ghi đầu tiên. Giữa hai mắt phải và trái đều có quy ước nhận diện tại mọi máy đo và mọi phòng khám. Cụ thể:

  • Kết quả khi đo mắt bên phải sẽ được viết sau ký hiệu “O.D”, “Phải” hoặc “R”.
  • Kết quả khi đo mắt bên trái sẽ được viết sau kí hiệu “O.S”, “Phải” hoặc “L”.
  • SPH (Sphere – Độ cầu) sẽ được kí hiệu dấu “-” dành cho độ cận và dấu “+” dành cho độ viễn.
  • CYL (Cylinder – Độ trụ) sẽ được kí hiệu dấu “-” dành cho những người có độ loạn.
  • AX (AXIS – Độ trục) sẽ xuất hiện thông số khi mắt người đo có độ loạn. Đây cũng là trục của độ loạn.
  • ADD sẽ xuất hiện với những người lớn tuổi vì đây là thị lực khi nhìn gần. Thường dùng trong đo kính lão.
  • KCĐT (khoảng cách đồng tử): nếu đồng tử và tâm tròng kính có sự đồng tâm, thị lực sau khi đeo kính sẽ là tốt nhất. KCĐT được đánh giá là chỉ số quan trọng khi đo và cắt kính. Nếu chỉ số này bị sai sẽ dẫn đến tình trạng đồng tử và tâm tròng kính bị lệch tâm, hình ảnh mắt nhìn thấy được sẽ bị méo, không rõ ràng.
  • SE (Độ kính khuyến nghị): Đây sẽ là thông số được máy đo mắt tự động tính toán và gợi ý dựa trên công nghệ AI. Thông số này quy đổi độ viễn, độ loạn hoặc độ cận của mắt và cho ra thông số phù hợp nhất cho mắt. Tuy nhiên đây chỉ là con số tham khảo. Và các kĩ thuật viên hoặc bác sĩ đều kiểm tra lại thông số này với khách hàng thông qua kính thử.

Xem ngay: Khi nào thì nên đi đo mắt? Nên đi đo mắt vào lúc nào trong ngày?

Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt như thế nào?

Khi đi đo mắt, kết quả đo khúc xạ mắt sẽ được kỹ thuật viên hoặc bác sĩ thực hiện. Sau khi hoàn tất quá trình đo mắt, kỹ thuật viên sẽ đưa cho bạn một mảnh giấy ghi các thông tin đo được về tật khúc xạ của mắt. 

Việc biết cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng cận thị, loạn thị hoặc viễn thị của mình.

Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt như thế nào?Đọc kết quả đo khúc xạ mắt như thế nào?

Tùy theo nhu cầu mỗi người khi đi khám mắt và tùy theo bệnh mà mắt mắc phải, sẽ có hai loại kết quả như kết quả đo bằng máy chuyên dụng và kết quả từ kỹ thuật viên.

Kết quả khi đo mắt bằng máy chuyên dụng

Vì được viết tắt nên các kí tự trên giấy kết quả khám mắt sẽ làm chúng ta cảm thấy rất khó hiểu. 

Kết quả khi đo mắt bằng máy chuyên dụng

Giấy kết quả đo mắt bằng máy

Bên trên là giấy khám mắt của một bệnh nhân. Chúng ta có thể dễ dàng xác định tình trạng mắt như sau:

Trong giấy khám, mắt phải sẽ được kí hiệu là < R >

  • Độ cận: 0.5
  • Độ loạn: 1.0
  • SE: 1.0
  • Trục loạn: 75

Tương tự, mắt phải sẽ được kí hiệu là < L >

  • Độ cận: 0.25
  • Độ loạn: 0.75
  • SE: 0.75
  • Trục loạn: 76

Ngoài ra, kết quả đo khoảng cách đồng tử của mắt là PD : 69.5 mm

Xem ngay: Các bệnh về mắt phổ biến và nguyên nhân gây ra các bệnh lý về mắt

Kết quả khi đo mắt từ kỹ thuật viên

Kỹ thuật viên sẽ tiến hành khám khúc xạ khách quan hoặc khúc xạ chủ quan.

Nói rõ hơn, khúc xạ khách quan là sử dụng các loại dụng cụ chuyên môn để soi bóng đồng tử. Từ đó xác định tình trạng khúc xạ của mắt. Tuy nhiên đây là phương pháp thường được dùng để khám cho bệnh nhi khó hợp tác khi khám khúc xạ chủ quan.

Khúc xạ chủ quan là thực hiện đo khám mắt theo các quy trình mà kỹ thuật viên đã được học, có sự hỗ trợ của máy móc trong quá trình đo.

Kết quả khi đo mắt từ kỹ thuật viên

Giấy kết quả đo mắt bởi kĩ thuật viên

Theo kết quả từ phiếu đo mắt trên, khi nhìn vào mục Khúc xạ chúng ta có thể hiểu được:

Mắt phải:

  • Độ cận: 2.5
  • Độ loạn: 1.5
  • Trục loạn: 20
  • Thị lực: 12.6/10

Mắt trái:

  • Độ cận: 0.25
  • Độ loạn: 2.5
  • Trục loạn: 165
  • Thị lực: 12.6/10

Xem ngay: Nhận biết, phòng tránh và cách điều trị các bệnh về mắt gây mù lòa

Kính mắt Anna – Cơ sở đo khám mắt uy tín

Có thời gian hoạt động gần 10 năm và hơn 30 cửa hàng trên khắp cả nước, kính mắt Anna trở thành điểm đến quen thuộc cho khách hàng, nhất là các bạn học sinh – sinh viên. Tại kính mắt Anna, chúng tôi luôn có rất nhiều mẫu gọng và tròng kính chất lượng cao. Kèm theo đó là nhân viên được đào tạo kĩ càng về nghiệp vụ, đảm bảo làm hài lòng được mọi khách hàng dù là khó tính nhất. 

Kính mắt Anna - Cơ sở đo khám mắt uy tín

Kính mắt Anna – cơ sở đo khám mắt uy tín

Ngoài ra, khách hàng có thể đến với kính mắt Anna để đo khám mắt hoàn toàn miễn phí. Hệ thống kính mắt Anna cũng thường có các chương trình khuyến mãi giảm giá cho khách hàng đến cắt kính tùy từng thời điểm. Sự uy tín của kính mắt Anna không chỉ đến từ máy móc, trang thiết bị tiên tiến mà còn đến từ đội ngũ nhân viên, chất lượng sản phẩm và trải nghiệm của khách hàng.

Kính mắt Anna mong rằng bài viết đã cung cấp được cho bạn nhiều thông tin hữu ích về cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt cũng như giải đáp được câu hỏi: Độ trục mắt là gì? S.E trong đo mắt là gì? Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Xem ngay: Những dấu hiệu các bệnh về mắt nên cảnh giác


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *