Đa số những người sử dụng kính áp tròng là vì sự thuận tiện, đa dạng màu sắc giúp đôi mắt mình long lanh hơn. Một trong những thắc mắc mà những người thường xuyên sử dụng kính áp tròng chính là: khóc khi đeo lens có sao không, đeo lens có khóc được không,... Vậy hãy cùng tìm hiểu xem những ảnh hưởng nếu chúng ta khóc trong khi đang đeo lens là gì trong bài viết dưới đây của Kính mắt Anna nhé!
Khóc khi đeo lens có sao không?
Trước tiên, chúng ta cần biết nước mắt sẽ có vai trò gì, bao nhiêu loại nước mắt và với tác dụng là gì. Nước mắt có 3 loại:
- Nước mắt nền: Đây là loại nước mắt giúp bôi trơn mắt, bảo vệ mắt khỏi các loại bụi bẩn. Đây cũng là loại nước mắt giúp giữ độ ẩm cho lens, hạn chế tình trạng khô, mỏi mắt khi đeo lens
- Nước mắt phản xạ: Loại nước mắt này sẽ tiết ra khi mắt bị các chất kích thích tấn công
- Nước mắt cảm xúc: Tiết ra khi con người có các cảm xúc như hạnh phúc, buồn bã,...
Khóc khi đeo lens có sao không?
Khi khóc, mắt thường có cảm giác cay, tầm nhìn mờ vì các lipid, enzyme và chất nhầy trong mắt theo nước mắt tiết ra bên ngoài. Nếu bạn khóc khi đang sử dụng kính áp tròng thì nước mắt sẽ chỉ di chuyển lens một chút chứ không làm nhăn hay gãy.
Một lưu ý đặc biệt khi sử dụng lens, bạn không nên dụi mắt để tránh làm lệch lens, làm cay mắt, tiết nước mắt nhiều hơn. Hoặc nghiêm trọng là giác mạc mắt bị rách do cọ xát.
=> Vậy khóc khi đeo lens có sao không? Bạn có thể khóc thoải mái. Tuy nhiên không nên dụi mắt để tránh tình trạng đau hoặc trầy xước, rách giác mạc nhé!
Cách vệ sinh lens sau khi khóc
Dù việc khóc không gây ảnh hưởng tới lens nhưng bạn cũng cần chú ý vệ sinh lens để giữ sức khỏe cho đôi mắt của mình. Bạn có thể tham khảo các bước vệ sinh lens sau:
- Vệ sinh tay với xà phòng. Sau đó dùng vải sạch để lau khô tay
- Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch lens
- Rửa lại lần 2 với dung dịch vệ sinh để đảm bảo độ vệ sinh cho lens
- Đặt lens vào khay ngâm đã được rửa sạch và khử trùng bằng dung dịch chuyên dụng
- Vệ sinh bên lens còn lại theo các bước trên
- Ngâm cả hai bên lens trong khay ngâm. Nếu dùng lens có độ cận và 2 mắt có độ cận khác nhau, nên để lens đúng khay để hạn chế tình trạng đeo lens sai mắt gây ảnh hưởng đến độ cận của mắt
Nên vệ sinh lens sau khi khóc như thế nào?
Đối với loại lens dùng 1 lần, bạn có thể tháo bỏ sau khi đeo và không cần phải vệ sinh lens.
Nên lưu ý gì khi đeo lens mắt?
Khi đeo lens mắt, bạn cũng cần chú ý đến một vài vấn đề cần thiết dưới đây khi dùng lens:
Lưu ý khi vệ sinh lens:
Những người dùng lens thường xuyên thích chọn các loại lens dài ngày như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng thay vì lens 1 ngày. Do đó, việc vệ sinh lens sau mỗi lần sử dụng có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế lens bị nhiễm khuẩn và gây hại đến đôi mắt.
Lens cần được vệ sinh sạch sau mỗi lần đeo
Nếu lens không được vệ sinh sau mỗi lần dùng, chúng rất dễ bị hư hỏng hoặc mang vi khuẩn lây cho mắt. Mắt có nguy cơ bị tổn thương khi chúng ta đeo lens chưa được vệ sinh kỹ lưỡng. Vì vậy khi tiến hành vệ sinh lens, bạn nên rửa sạch tay và móng tay, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ tiếp xúc với lens như cây gắp lens, khay ngâm lens,...
Cần lưu ý không để nước máy hoặc nước mưa tiếp xúc với lens vì trong nước có chứa nhiều vi khuẩn, dễ dẫn đến tình trạng lens bị nhiễm khuẩn.
Lưu ý việc đeo lens khi trang điểm:
Không ít người chọn đeo lens sau trang điểm bởi nghĩ rằng điều này sẽ không làm bẩn lens khi có phấn mắt rơi vào khi trang điểm. Tuy nhiên, lens nên được đeo trước khi trang điểm vì:
- Sau khi trang điểm mới đeo lens có thể làm lens bị dính phấn mắt, mascara,... làm mắt nhiễm trùng
- Tay có thể khiến lớp trang điểm bị lem hoặc chảy nước mắt sẽ làm lớp trang điểm bị nhoè
Nên đeo lens trước khi trang điểm
=> Bạn nên đeo lens trước khi bắt đầu trang điểm vì điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng đến lớp trang điểm.
Lưu ý đến thời gian sử dụng:
Ngoài thời gian sử dụng của lens, bạn nên lưu ý đến thời gian sử dụng của thuốc nhỏ mắt và dung dịch bảo quản lens. Khi hết hạn sử dụng, các dung dịch này có thể gây ra tác dụng ngược và làm mắt dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
Nên ghi chú lại hạn sử dụng của thuốc nhỏ mắt và dung dịch bảo quản lens
Khi dung dịch bảo quản lens hoặc thuốc nhỏ mắt hết hạn, bạn nên bỏ ngay và mua mới để việc tiệt trùng cho lens hoặc cấp ẩm mắt tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng các loại nước muối hoặc tự pha chế nước bảo quản lens. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của lens, khiến cho mắt bạn bị cộm và ngứa.
Không đeo lens trong thời gian dài:
Tình trạng mắt bị mờ thường xuất hiện ở những người đeo lens quá lâu. Dù có nhiều lỗ li ti trên bề mặt để mắt “thở” nhưng việc đeo lens trong thời gian dài và liên tục có thể làm giác mạc bị thiếu oxy. Nặng hơn có thể dẫn đến việc tròng đen xuất hiện sẹo.
Không đeo lens trong thời gian dài
Tùy vào thói quen sinh hoạt, sức khỏe mắt của mỗi người mà thời gian sử dụng lens sẽ thay đổi. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến khích chỉ đeo lens trong vòng 3 đến 4 tiếng để đảm bảo mắt luôn sáng rõ.
Kính mắt Anna khuyến cáo không nên đeo lens trong khi ngủ, bởi điều này có thể gây hại đến sức khỏe đôi mắt.
Xem ngay: [Giải đáp] Đeo lens bị đỏ mắt: Nguyên nhân do đâu và cách hạn chế hiệu quả
Hy vọng rằng, Kính mắt Anna đã giúp các bạn có câu trả lời cho thắc mắc khóc khi đeo lens có sao không. Bên cạnh đó, đừng quên các lưu ý quan trọng để sử dụng lens một cách tốt nhất nhé!