Theo thống kê, hiện nay có đến 4% trẻ bị lác mắt bẩm sinh. Mắt lác bẩm sinh là bệnh lý gây ảnh hưởng tới thị giác và cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Vậy mắt lác bẩm sinh là bệnh gì? Trẻ bị lác mắt bẩm sinh có chữa được không? Ngay sau đây, Kính Mắt Anna sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về bệnh lý này nhé.
[caption id="attachment_12949" align="aligncenter" width="900"] Lác mắt bẩm sinh có chữa được không?[/caption]
Mắt lác bẩm sinh là bệnh gì?
Mắt lác bẩm sinh là bệnh lý mà 2 mắt của trẻ không thể nhìn thẳng mà chỉ có thể nhìn theo các hướng khác nhau từ khi sinh ra hoặc xuất hiện giai đoạn từ 6 tháng tuổi.
Trong mỗi mắt có 6 cơ có tác dụng điều chỉnh hoạt động và di chuyển của nhãn cầu. Nếu các cơ không phối hợp đồng đều sẽ gây ra hiện tượng mắt lác. Một số dấu hiệu phát hiện trẻ bị lác mắt bẩm sinh có thể kể đến như: Trẻ hay chớp mắt, nheo mắt trong điều kiện ánh sáng mạnh, thường xuyên nghiêng đầu hoặc 1 mắt bị lệch khi quan sát đồ vật. Hiện nay có 4 kiểu mắt lác:
- Trẻ bị lác mắt bẩm sinh hướng trong: 1 trong 2 mắt hướng vào trong về phía mũi, đây là loại mắt lác phổ biến nhất hiện nay
- Lác mắt hướng ngoài: 1 trong 2 mắt hướng về phía tai.
- Trẻ bị lác mắt bẩm sinh hướng lên: 1 bên mắt lệch lên phía trên
- Lác mắt hướng dưới: 1 bên mắt lệch xuống phía dưới
Ảnh hưởng của bệnh mắt lác bẩm sinh đến thị lực
Mắt lác bẩm sinh gây ra các bệnh nghiêm trọng liên quan đến thị giác như nhược thị, song thị, thị giác kém phát triển, không thể nhìn bằng cả 2 mắt, khó phân biệt khoảng cách, mất nhận thức chiều sâu… Điều này ảnh hưởng tới học tập, làm việc, khả năng giao tiếp và sinh hoạt cuộc sống hàng ngày từ nhỏ đến lớn của người bệnh.
Bên cạnh đó, mắt lác còn gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti và không thể lựa chọn theo tuổi, theo các ngành nghề công việc yêu cầu thị giác tốt.
Vì vậy, nếu trẻ bị lác mắt bẩm sinh bạn cần đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và chữa trị kịp thời để không gây ảnh hưởng tới thị lực và cuộc sống sau này.
Xem thêm: Mắt lác là gì? Nguyên nhân và Cách kiểm tra mắt lác đơn giản
Trẻ bị lác mắt bẩm sinh có chữa được không?
“Lác mắt bẩm sinh có chữa được không?” chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc đúng không nào. Nhờ vào sự phát triển của y học, bệnh mắt lác bẩm sinh có thể chữa được nhưng khả năng hồi phục dựa vào độ tuổi và phương pháp chữa trị.
Hiện nay có 3 cách hạn chế mắt lác phổ biến và và mang lại hiệu quả cao, đó là đeo kính, luyện tập mắt thường xuyên và phẫu thuật mắt.
Đeo kính không chữa lác mắt bẩm sinh
[caption id="attachment_12950" align="aligncenter" width="900"] Đeo kính chữa bệnh mắt lác[/caption]
Kính có tác dụng hỗ trợ tầm nhìn, ngăn ngừa suy giảm thị lực và bảo toàn chức năng phối hợp thị giác cho đôi mắt. Đeo kính là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn để trị mắt lác. Bạn nên cắt kính trị mắt lác ở các cơ sở uy tín và đảm bảo chất lượng.
Kính Mắt Anna là địa chỉ chuyên cung cấp các loại kính điều trị bệnh lý mắt lác với 8 năm kinh nghiệm. Để được tư vấn và hỗ trợ cắt kính nhanh nhất, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900 0359 hoặc tới các cửa hàng trên toàn quốc.
Luyện tập mắt chữa mắt lác bẩm sinh
Trẻ bị lác mắt bẩm sinh có thể áp dụng 1 số bài tập luyện mắt đơn giản tại nhà như bịt mắt, chỉnh thị…
Với phương pháp bịt mắt, bạn hãy bịt mắt lành lại rồi tập nhìn vào 1 điểm nhất định bằng mắt lác và ngược lại.
Bạn nên xin ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh thời gian bịt mắt phù hợp với tình trạng của bệnh. Chỉnh thị thường dành cho trẻ từ 5 tuổi trở lên và áp dụng khi phương pháp bịt mắt không có hiệu quả. Bạn bịt mắt lành rồi cho trẻ tập xâu hạt cườm, tập viết và vẽ hàng ngày.
Ngoài ra, bạn có thể tập các bài tập khác như phóng tầm mắt ra xa, tập nhìn dãy nhà, khẩu hiệu liên tiếp… Tuy nhiên, với phương pháp này bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để nhận thấy sự hiệu quả.
Phẫu thuật chữa lác mắt bẩm sinh có chữa được không?
Phẫu thuật là phương pháp điều trị mắt lác phù hợp với cả trẻ em và người lớn có tỷ lệ thành công rất cao. Phẫu thuật chữa lác sẽ thắt chặt hoặc nới lỏng các cơ trên mắt để điều chỉnh lại con ngươi, giúp mắt trông tự nhiên hơn.
Với trẻ em, trẻ bị lác mắt bẩm sinh từ 2 tuổi trở lên mới được tiến hành phẫu thuật. Nếu trẻ bị mắt lác hướng ngoài thì nên phẫu thuật ở độ tuổi từ 4-5 tuổi. Càng điều trị sớm thì tỷ lệ thành công càng cao, do đó, nếu bạn phát hiện trẻ bị lác mắt bẩm sinh thì nên tiến hành điều trị mắt lác ngay lập tức.
Trong trường hợp kéo dài đến tuổi trưởng thành thì hiệu quả điều trị sẽ không được như ý muốn.
[caption id="attachment_12951" align="aligncenter" width="900"] Phẫu thuật chữa mắt lác bẩm sinh có tỷ lệ thành công rất cao[/caption]
Như vậy, qua bài viết này, Kính Mắt Anna đã cùng bạn tìm hiểu về bệnh lý mắt lác bẩm sinh, ảnh hưởng của mắt lác và giải đáp thắc mắc “lác mắt bẩm sinh có chữa được không”. Hy vọng bạn sẽ có thể tiến hành điều trị mắt lác bẩm sinh kịp thời để mang lại hiệu quả điều trị cao.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc mắt sau mổ lác đúng theo chuyên gia