Thời gian đeo lens sẽ có sự thay đổi giữa lần đầu sử dụng và những lần sau đó. Bởi lần đầu đeo lens, mắt chưa thích nghi được khi lens tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, dễ dẫn đến các tình trạng như cộm, ngứa, nhanh khô mắt,... Vậy đeo lens bao lâu trong một ngày để giữ cho đôi mắt của mình luôn sáng khỏe? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Kính mắt Anna bạn nhé!
Nên đeo lens mấy tiếng 1 ngày?
Vì lens tiếp xúc trực tiếp với giác mạc nên không thể đeo xuyên suốt trong thời gian dài như gọng kính thông thường. Khoảng thời gian sử dụng lens liên tục được khuyến khích từ 5 đến 8 tiếng để tránh các ảnh hưởng như làm khô mắt, đỏ mắt.
Nên đeo lens mấy tiếng 1 ngày?
Với những mẫu lens mới thì bạn chỉ nên đeo từ 2 đến 3 giờ để mắt làm quen với lens. Vậy nếu trong trường hợp phải đeo lens liên tục hơn 8 tiếng do đặc thu công việc, ngành học thì liệu có cách nào để giảm thiểu tình trạng mắt khô, mỏi mắt?
Bạn có thể tháo lens trong khoảng thời gian nghỉ ngơi. Thời gian này thường là thời gian nghỉ trưa của nhân viên văn phòng hoặc lúc nghỉ giữa buổi của học sinh - sinh viên. Khi tháo lens khỏi mắt, bạn nên cho lens vào nước ngâm để giữ vệ sinh cho chúng.
Ngoài ra, bạn cũng nên nhỏ mắt thường xuyên với nước nhỏ mắt chuyên dụng để cấp ẩm cho mắt. Tuyệt đối không dùng nước muối hoặc các dung dịch nhỏ mắt tự pha để hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ của đôi mắt.
Vì sao không nên đeo lens trên 8 tiếng/ngày?
Thông thường, các dòng lens mắt có hạn sử dụng từ 6 đến 12 tháng, có thể đeo liên tục lên tới 16 tiếng. Tuy nhiên, nhiều hiệu thuốc và các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên đeo lens trên 8 tiếng/ngày, bởi nhiều nguyên nhân như:
- Không khí tại Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM khá ô nhiễm và có nhiều khói bụi. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của lens, dần dần sẽ giảm khả năng bảo vệ mắt của lens
- Nhiều người dùng vẫn không chăm chút khi dùng các sản phẩm y tế. Họ thường quên nhỏ mắt khi sử dụng lens. Vì vậy mắt thường bị đỏ, cộm và khô nếu liên tục đeo lens
- Đeo lens tối đa 8 tiếng/ngày còn có thể giúp việc điều tiết mắt diễn ra dễ dàng hơn, giữ trạng thái tốt nhất cho lens của bạn
Vì sao nên đeo lens dưới 8 tiếng 1 ngày?
Vì sao nên thường xuyên nhỏ mắt khi đeo lens?
Sử dụng lens trong thời gian dài sẽ khiến mắt khô, gây cảm giác mỏi mắt. Vì vậy, bạn cũng cần chú ý việc cấp ẩm cho đôi mắt của mình bằng những dung dịch nhỏ mắt chuyên dụng cho lens, tuyệt đối không dùng các loại thuốc nhỏ mắt thông thường vì chúng có chứa hàm lượng muối rất lớn.
Với các loại lens có hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên, thuốc nhỏ mắt thông thường sẽ làm lens bị mờ theo thời gian. Vậy nên, hãy sử dụng đúng thuốc dành cho lens để giúp làm sạch bụi bẩn hoặc protein từ mắt tiết ra như nước nhỏ mắt chuyên dụng.
Nên nhỏ mắt bằng các loại nước nhỏ mắt chuyên dụng khi đeo lens
Nếu vẫn chỉ sử dụng thuốc nhỏ mắt thông thường, bạn sẽ có thể chịu những ảnh hưởng xấu như:
- Mắt rất dễ bị khô vì không được cung cấp đủ oxy
- Các loại bụi bẩn li ti dính trên lens dễ ăn sâu vào mắt và có thể làm mắt bị đỏ hoặc ngứa
- Len bị mờ theo thời gian do dính quá nhiều bụi
- Mắt dễ bị cộm khi đeo lens
=> Vì vậy, hãy sắm ngay cho mình một lọ thuốc nhỏ chuyên dụng bạn nhé.
Đeo lens mắt qua đêm có tác hại như thế nào?
Đeo lens có nhiều sự tiện lợi như mang đến tính thẩm mỹ cao, không gây vướng víu hoặc hạn chế tầm nhìn, có nhiều màu sắc dễ thay đổi,... Nhưng nếu đeo lens mắt qua đêm, nó sẽ dẫn đến nhiều ảnh hướng xấu cho đôi mắt như:
Mắt bị thiếu oxy:
Vào ban ngày, việc đeo lens không ảnh hưởng quá nhiều đến trao đổi oxy của mắt bởi mi mắt chớp liên tục có thể mang oxy mới cung cấp cho mắt. Tuy nhiên, khi bạn ngủ trong thời gian dài từ 6 đến 8 tiếng, lens sẽ làm cản trở lượng oxy của mắt.
Mắt bị thiếu oxy trong thời gian dài sẽ rất dễ bị đỏ và đau mỏi
Nếu mắt không được cung cấp đủ oxy, chúng sẽ nhanh chóng bị yếu, dễ đỏ và thường xuyên đau mỏi. Giống như các cơ quan khác của cơ thể, đôi mắt cũng cần oxy để hoạt động hiệu quả nhất.
Mắt bị khô:
Đeo lens quá lâu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc mắt bị khô do lượng nước mắt bôi trơn tiết ra không đủ.
Tổn thương giác mạc:
Tình trạng viêm giác mạc xảy ra nhiều hơn ở những ai thường xuyên đeo lens khi đi ngủ, ngoại trừ trường hợp đeo lens chỉnh các tật khúc xạ dưới sự chỉ định của các bác sĩ nhãn khoa. Đeo lens trong lúc ngủ rất dễ dẫn đến tình trạng bề mặt của lens ma sát với nhãn cầu và gây xước giác mạc. Giác mạc bị xước làm việc chớp mắt khó khăn, đỏ và đau rát mắt.
Giác mạc có thể bị tổn thương nếu không tháo lens trước khi đi ngủ
Làm nhiễm trùng mắt:
Khi giác mạc bị viêm, rất dễ khiến mắt bị nhiễm trùng. Khi đó, các vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vết xước giác mạc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ mắt. Nếu tình trạng mắt bị nhiễm trùng kéo dài có thể gây ra các vấn đề tiêu cực khác như mờ mắt hoặc có thể dẫn đến tình trạng mù mắt vĩnh viễn.
Xem ngay: [Giải đáp] Đeo kính áp tròng đi bơi được không?
Trên đây là những tư vấn chi tiết của Kính mắt Anna về việc sử dụng kính áp tròng. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ có thể chú ý hơn trong việc đeo lens sao cho phù hợp và giữ sức khỏe mắt luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.