Rung giật nhãn cầu bẩm sinh là bệnh lý về mắt gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Vậy bệnh lý này là gì và ảnh hưởng như thế nào, hãy cùng Kính mắt Anna tìm hiểu ngay.
Rung giật nhãn cầu là gì?
Rung giật nhãn cầu là tình trạng mắt người chuyển động bất thường nhưng theo chu kỳ lặp đi lặp lại, không chịu sự điều khiển của con người. Rung giật nhãn cầu thường xảy ra ở 2 mắt nhưng vẫn có số ít trường hợp xảy ra ở 1 mắt.
Rung giật nhãn cầu là tình trạng như thế nào?
Rung giật nhãn cầu gây giảm tầm nhìn và có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không ít người mắc chứng rung giật nhãn cầu phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ của người khác trong cuộc sống hàng ngày.
Rung giật nhãn cầu bẩm sinh là gì?
Khác với rung giật nhãn cầu thứ phát, rung giật nhãn cầu bẩm sinh thường dễ phát hiện khi trẻ mới 2 đến 3 tháng tuổi. Mắt của trẻ mắc chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh thường di chuyển theo hướng xoay ngang.
Rung giật nhãn cầu bẩm sinh có gì khác so với rung giật nhãn cầu thứ phát?
Lý do trẻ mắc chứng nhãn cầu rung giật bẩm sinh
Rung giật nhãn cầu bẩm sinh thường chỉ ở mức nhẹ. Những lý do khiến trẻ mắc chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh có thể kể đến như:
- Trẻ mắc bệnh bạch tạng
- Mắt bị thiếu mống mắt bẩm sinh
- Dây thần kinh thị giác kém phát triển
- Trẻ bị mù bẩm sinh
- Trẻ bị mù màu bẩm sinh
- Các bệnh lý liên quan đến hoàng điểm võng mạc
Vì sao trẻ lại mắc chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh?
Để xác nhận chính xác trẻ có mắc chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh hay không, các bác sĩ thường kiểm tra thêm tình trạng bệnh của trẻ thông qua:
- Tình trạng các chứng bệnh của trẻ và của cả gia đình trong quá khứ
- Điều kiện môi trường sống
- Các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng
- Đo tầm nhìn bằng các biện pháp chuyên môn
- Kiểm tra về khúc xạ mắt
- Kiểm tra các chuyển động của mắt
Rung giật nhãn cầu bẩm sinh có chữa được không?
Bệnh rung giật nhãn cầu bẩm sinh không thể điều trị dứt điểm nhưng có thể giúp hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị chứng bệnh này một cách đặc hiệu.
Rung giật nhãn cầu bẩm sinh có chữa được không?
Trong một vài trường hợp, bệnh lý rung giật nhãn cầu bẩm sinh sẽ giảm khi trẻ lớn hơn mà không phải can thiệp bằng các biện pháp y khoa. Với các trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể phải chịu các hậu quả khi không được can thiệp đúng cách như:
- Mất thẩm mỹ, làm giảm tự tin trong cuộc sống hàng ngày
- Bị hạn chế tầm nhìn, nhìn mờ, đặc biệt là khi phải nhìn trong môi trường thiếu ánh sáng
- Mắt thường thấy khó chịu khi bị ánh sáng chói gắt chiếu vào
- Thường xuyên ngồi sai tư thế, ngồi chồm về phía trước chỉ để nhìn mọi vật rõ hơn
- Khả năng thăng bằng kém, thường bị chóng mặt
- Phụ thuộc nhiều vào sự trợ giúp của những người khác
- Không thể làm các công việc mà mình yêu thích
- Mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống, công việc, tình yêu,...
Cách điều trị bệnh rung giật nhãn cầu
Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh rung giật nhãn cầu, tuy nhiên chúng ta vẫn có nhiều cách giúp hạn chế ảnh hưởng của bệnh rung giật nhãn cầu. Tuỳ theo tình trạng bệnh, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để bác sĩ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp với mức độ bệnh.
Vẫn có cách để hạn chế ảnh hưởng của chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh
Thông thường, sẽ có nhiều biện pháp được áp dụng để điều trị bệnh rung giật nhãn cầu bẩm sinh. Có thể đề cập đến một vài biện pháp thường gặp như:
- Các bệnh nhân sẽ được đeo kính để giúp ổn định quá trình mắt điều tiết
- Người lớn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa kê thêm thuốc giúp hỗ trợ các chức năng của mắt
- Vài trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc ức chế dẫn truyền cơ - thần kinh
- Nếu thị lực của bệnh nhân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định bệnh nhân phẫu thuật cơ vận nhãn
Bên cạnh chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng có thể tự khắc phục các triệu chứng của rung giật nhãn cầu bằng các biện pháp như:
- Không sử dụng các loại chất kích thích hoặc chất gây nghiện
- Ăn nhiều thực phẩm có tác động tích cực đến mắt: rau xanh, cà rốt, cá hồi,...
- Thường xuyên tập các bài thể dục cho mắt
- Đảm bảo môi trường xung quanh không quá tối hoặc quá sáng
- Khi ra nắng hoặc đến những nơi có ánh sáng mạnh, có thể đeo thêm kính mát để giảm độ chói
Xem ngay: Suy giảm thị lực là gì? Nguyên nhân và giải pháp hạn chế suy giảm thị lực
Rung giật nhãn cầu bẩm sinh là một trong những chứng bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bạn vẫn có nhiều cách để hỗ trợ giảm thiểu các ảnh hưởng của bệnh lý đến sức khỏe và cơ thể. Hãy luôn chú ý chăm sóc đôi mắt của mình thật tốt và đến gặp các bác sĩ ngay khi phát hiện các bất thường bạn nhé!