Hàng ngày, mắt có thể bị các bụi bẩn hoặc hóa chất lọt vào gây ra nhiều khó chịu. Để hạn chế tổn thương mắt cũng như bảo đảm an toàn cho mắt, bạn có thể tham khảo một vài cách vệ sinh mắt được Kính mắt Anna gợi ý ngay bên dưới.
Vệ sinh mắt khi bị dính hóa chất
Các loại hóa chất có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của đôi mắt. Trong gia đình có nhiều loại hóa chất có thể làm tổn thương đến đôi mắt của bạn như:
- Các loại bột giặt, thuốc tẩy quần áo, nước xả vải
- Hóa chất giúp thông cống hoặc tẩy rửa cống
- Xà phòng rửa bát
- Nước lau sàn, nước lau kính
- Các sản phẩm làm đẹp, gel xịt tóc, dầu gội, sữa tắm
Có nhiều loại hóa chất trong gia đình có thể gây tổn thương cho mắt
Để vệ sinh mắt khi bị dính hóa chất, bạn nên có những hành động nhanh chóng nhằm loại bỏ hóa chất ra khỏi mắt như:
- Dùng muối hoặc nước mát để rửa mắt sau khi vừa dính hóa chất. Thời gian rửa tối thiểu 15 phút. Nếu có đeo các loại kính áp tròng, bạn cần tháo kính ra để rửa mắt được sạch hơn.
- Sau khi rửa mắt xong, bạn cần gọi đến đường dây nóng của bệnh viện hoặc trạm y tế, trình bày rõ tình trạng dính hóa chất như bị dính hóa chất gì, các thao tác vệ sinh mắt đã làm như thế nào,... để nhận được lời khuyên nên tiếp tục làm các thao tác nào. Với các loại hóa mĩ phẩm thông thường như sữa tắm, dầu gội, nước rửa bát,... bạn chỉ cần rửa mắt bằng nước theo hướng dẫn được in trên bao bì là được.
- Nếu được nhân viên y tế yêu cầu đến ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu, bạn hãy nhớ mang theo loại hóa chất mình bị dính vào mắt để các bác sĩ có thể đưa ra phương án giải quyết và điều trị tốt nhất.
Xem ngay: Những điều cần biết về khám mắt định kỳ
Vệ sinh mắt khi mắt có chất nhầy hoặc mủ
Mủ và các loại chất nhầy ở mắt như ghèn, gỉ có thể bị khô thành lớp và gây ra tình trạng ngứa mắt, khó chịu. Khi bạn bị dị ứng, cảm lạnh hoặc đau mắt đỏ, mắt đều có thể đổ ghèn. Ngoài ra nguyên nhân mắt bị đổ ghèn cũng có thể là do tuyến lệ bị tắc hoặc tuyến dầu của mắt tạo ra mủ hoặc các chất nhầy đọng lại ở khóe mắt.
Chất nhầy hoặc mủ có thể làm mắt khó chịu
Khi mắt có chất nhầy hoặc mủ, bạn cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp vệ sinh mắt theo hướng dẫn dưới đây:
- Dùng tay nhẹ nhàng gỡ lớp ghèn đã khô ra khỏi mắt.
- Lấy khăn ấm đặt lên mắt và nhắm mắt lại vài phút.
- Nhúng khăn vào nước ấm, tiếp theo tiến hành lấy mủ nhầy ra khỏi mắt.
- Dùng một chiếc tăm bông hoặc góc khăn, nhắm mắt lại và lau nhẹ nhàng theo hướng từ góc phía trong ra ngoài.
- Lặp lại bước trên đến khi nào mắt sạch.
Khi thực hiện biện pháp vệ sinh mắt có chất nhầy hoặc mủ, bạn cũng cần lưu ý những điều như:
- Luôn vệ sinh sạch sẽ tay trước và sau khi vệ sinh mắt.
- Để nhiệt độ nước ấm, không dùng nước lạnh hoặc nóng vì mắt là bộ phận rất nhạy cảm.
- Hạn chế tình trạng lây nhiễm bằng cách dùng khăn mới cho mỗi lần lau. Đặc biệt là khi bạn đang bị đau mắt đỏ. Dùng riêng 2 chiếc khăn cho 2 mắt, điều này sẽ giúp hạn chế vi trùng được đưa từ mắt này sang mắt kia.
Xem ngay: Suy giảm thị lực là gì?
Vệ sinh mắt khi bị dính bụi bẩn hoặc mảnh vụn
Khi đi ở những đoạn đường có nhiều bụi hoặc đi dưới trời gió lớn, bụi bẩn hoặc cát rất dễ bay vào mắt. Nếu gặp tình trạng này, bạn không nên dùng tay chà sát mắt vì có thể đẩy bụi vào sâu trong mắt. Hãy thực hiện ngay các bước sau:
- Dùng tay nhẹ nhàng kéo phần mí mắt bên trên xuống. Sau đó để mí mắt trên đè lên mi dưới. Tiếp theo nháy mắt nhanh vài lần. Khi đó bạn sẽ bị chảy nước mắt và bụi cũng có thể theo nước mắt ra ngoài.
- Nếu ở gần chỗ bạn bị bụi bay vào mắt có nước sạch, bạn cũng có thể dùng nước để vệ sinh mắt. Hãy mở nước chảy và đưa mắt vào dưới vòi nước. Chớp mắt và để nước chảy vào. Đến khi mắt cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể dừng lại, chùi khô mắt và thử xem bụi đã ra ngoài hết hay chưa.
- Nếu bạn có gương và có thể nhìn thấy bụi hoặc mảnh vụn trong mắt, bạn có thể dùng khăn ướt để lau nhẹ vào bụi để lấy nó ra. Nếu bụi hoặc mảnh vụn bị kẹt trong mắt, bạn hãy làm theo các cách bên trên và không chọc sâu hay tác động lực để lấy dị vật ra.
Xem ngay: Nhược thị là gì? Nhược thị có chữa được không?
Các trường hợp khác
Ngoài 3 trường hợp kể trên, nếu bạn muốn vệ sinh mắt hàng ngày vẫn được. Đặc biệt bạn nên vệ sinh sau khi ở ngoài về hoặc sau khi trang điểm. Bạn có thể vệ sinh mắt theo các bước như:
- Rửa sạch tay trước khi bắt đầu quá trình vệ sinh mắt.
- Nhỏ nước muối sinh lí.
- Dùng khăn sạch hoặc gạc y tế thấm dung dịch vệ sinh và lau mắt từ bên trong ra ngoài, từ phía trên xuống dưới.
- Lấy tăm bông nhúng vào dung dịch và chà nhẹ ở phần chân mi.
- Vệ sinh từng mắt với khăn và tăm bông riêng để hạn chế viêm nhiễm.
Thường xuyên vệ sinh mắt sẽ giúp mắt khỏe hơn
Nếu bạn đã vệ sinh kĩ nhưng mắt vẫn cảm thấy khó chịu, bạn có thể kiểm tra thêm xem mắt có những tình trạng sau hay không:
- Mắt khó mở, thị lực đột ngột bị giảm.
- Mắt bị đỏ.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Mắt bị chảy nước mắt.
- Vẫn có bụi bẩn hoặc dị vật trong mắt mà không có cách nào lấy ra được.
=> Nếu gặp một trong những trường hợp trên, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chăm sóc sức khỏe mắt kịp thời.
Vệ sinh mắt đúng cách không chỉ giúp mắt thêm sạch sẽ, chấm dứt cảm giác khó chịu mà còn phòng tránh được các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm bờ mi. Nếu bạn còn thắc mắc thêm những cách vệ sinh mắt, hãy liên hệ ngay cho Kính mắt Anna theo hotline: 1900 0359 để được hỗ trợ nhanh chóng bởi các kỹ thuật viên đầy kinh nghiệm của chúng tôi.
Xem ngay: Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt “chuẩn” nhất bạn cần biết