Viễn thị bẩm sinh là một căn bệnh về mắt thường gặp. Tùy từng trường hợp mà mức độ của bệnh này nặng hay nhẹ. Vậy nếu khi trẻ lớn lên tình trạng thị lực vẫn chưa khắc phục được thì sao? Hãy cùng Kính mắt Anna đi tìm câu trả lời nhé.

Viễn thị bẩm sinh là gì?

Viễn thị bẩm sinh xảy ra khi trẻ mới ra đời khiến trẻ không nhìn rõ. Vậy viễn thị bẩm sinh là gì? Đây là tình trạng trẻ mới sinh mắc phải tình trạng khúc xạ viễn thị do di truyền, dẫn đến chiều dài trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường. Khi ánh sáng đi vào mắt, nó không hội tụ tại một điểm trên võng mạc như thông thường do trục nhãn cầu ngắn. Thay vào đó, ánh sáng hội tụ ở một điểm sau võng mạc. Kết quả là hình ảnh của các vật không hiển thị rõ ràng trên võng mạc, và mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật ở xa, trong khi các vật ở gần bị mờ, nhòe và không rõ ràng. Khi trẻ mới sinh, trục cầu mắt thường ngắn hơn so với bình thường, do đó dẫn đến tình trạng viễn thị bẩm sinh ở trẻ em. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, trục nhãn cầu có xu hướng phát triển và dài ra, tầm nhìn của trẻ được cải thiện. Nếu qua độ tuổi từ 2-3 tuổi, trục cầu mắt trẻ vẫn không dài ra thì rất có thể trẻ đã bị viễn thị. Và bệnh này thường phổ biến nhất ở độ tuổi từ 5-10 tuổi. [caption id="attachment_9602" align="aligncenter" width="600"]Viễn thị bẩm sinh xuất hiện từ khi trẻ còn rất nhỏ Viễn thị bẩm sinh xuất hiện từ khi trẻ còn rất nhỏ[/caption]

Viễn thị bẩm sinh là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra viễn thị bẩm sinh ở trẻ: Trẻ nhỏ thường mắc phải hai loại viễn thị, bao gồm viễn thị khúc xạ và viễn thị trục. Viễn thị trục là loại gây ra tác động nghiêm trọng nhất đối với mắt. Trẻ mắc viễn thị trục thường có trục nhãn cầu mắt ngắn. Còn viễn thị khúc xạ ở trẻ thì khả năng điều tiết khúc xạ của thủy tinh thể và giác mạc khá yếu.

Viễn thị bẩm sinh ở trẻ em ảnh hưởng gì?

Viễn thị bẩm sinh ở trẻ em gây ra sự suy giảm khả năng nhìn gần, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các đối tượng ở gần. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập và hoạt động hàng ngày của trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viễn thị bẩm sinh có thể dẫn đến các vấn đề khác như mỏi mắt, đau đầu và cảm giác căng thẳng khi nhìn gần. [caption id="attachment_9603" align="aligncenter" width="600"]Viễn thị ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ Viễn thị ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ[/caption] XEM NGAY:  CÁC BỆNH VỀ MẮT PHỔ BIẾN VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC BỆNH LÝ VỀ MẮT

Cách chữa viễn thị bẩm sinh

Có cách chữa viễn thị bẩm sinh hay không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Có trường hợp mắt sẽ tự khỏi sau khi trẻ lớn nhưng có những trường hợp thì không. Với những trường hợp trẻ không thể tự khỏi viễn thị bẩm sinh thì có thể áp dụng một số cách khắc phục sau: Bạn nên đưa trẻ đi khám và đo mắt để nắm được tình hình sức khoẻ mắt trẻ. Sau đó cắt kính viễn thị cho bé. Đeo kính đúng độ và sử dụng đúng cách sẽ khiến cho mắt trẻ được cải thiện đáng kể. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến như LASIK, PRK và CK được sử dụng để điều chỉnh độ cong của giác mạc và các mô xung quanh bằng cách sử dụng tia laser. Quá trình này nhằm mục đích đảm bảo rằng ảnh của vật sẽ hội tụ chính xác trên võng mạc. Hiện nay có phương pháp phẫu thuật viễn thị bằng Laser khá phổ biến và đạt hiệu quả cao.  Tuy nhiên phương pháp này không dành cho tất cả mọi người. Những người đáp ứng đủ điều kiện như không mắc các bệnh về mắt, giác mạc của mắt không quá mỏng (nhỏ hơn 400 micromet), mắt không có hình dạng bất thường, mắt không có sẹo,... thì mới có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật laser. [caption id="attachment_9604" align="aligncenter" width="600"]Tập luyện cho mắt là điều cần thiết đối với trẻ Tập luyện cho mắt là điều cần thiết đối với trẻ[/caption] Tập thể dục cho mắt cũng là một cách để cải thiện thị lực và khắc phục tình trạng viễn thị ở trẻ. Các bài tập nhìn xa, xoay mắt theo các hướng,.. sẽ là những bài tập bổ ích giúp trẻ khắc phục thị lực một cách đơn giản và tự nhiên nhất. Các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E là vô cùng cần thiết cho mắt. Nó không chỉ hỗ trợ cho việc phát triển thị lực mà còn giúp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, tăng cường khả năng nhìn của bạn. Hạn chế xem các thiết bị điện tử, luôn giữ khoảng cách phù hợp khi ngồi học hoặc xem tivi, máy tính. Hoạt động trong môi trường có đủ ánh sáng, không làm việc hay học tập trong môi trường tối sẽ khiến mắt mỏi do phải điều tiết nhiều. Như vậy, viễn thị bẩm sinh là một căn bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên vẫn phải luôn theo dõi và điều trị thường xuyên để tránh tình trạng quá nặng sau này. Nếu bạn cần sự tư vấn về việc đo và cắt gọng kính viễn thị thì đừng quên liên hệ qua hotline 1900 0359 hoặc đến trực tiếp các cửa hàng kính mắt của Kính mắt Anna để được hỗ trợ tận tình nhé. XEM NGAY: 9+ CÁCH CHĂM SÓC MẮT CẬN THỊ GIÚP CẢI THIỆN SỨC KHỎE ĐÔI MẮT